Lễ hội Lồng tồng có nơi gọi là Long tong cũng thường gọi là Hội xuống đồng vì theo tiếng Tày thì “lồng tồng” có nghĩa là “xuống đồng”.
Đây là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Tày,cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: H’mông, Nùng, Dao, Sán Chỉ…Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Vẫ chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.
Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Vào ngày lễ xuống đồng, ngoài đồng của bản mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng của người phụ nữ trong nhà. Mang hàm ý phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như: bánh trưng ,bánh giày, chè lam…Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật thì họ bắt đầu làm lễ. Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân bản được ấm lo hạnh phúc. trong tiếng cồng chiêng vang rền, người ta dắt con trâu đực ra đi những luống cày đầu tiên. Nếu đường cày thẳng như kẻ chỉ thì nǎm ấy sẽ gặp được nhiều may mắn.
Khi nghi lễ này kết thúc thì có trò chơi tung còn. Người con gái tung quả còn cho người con trai mình thích. Chàng trai cố bắt được và ném trả lại cô gái. Đôi khi, quả còn đã xe duyên cho họ nên vợ nên chồng.
Đây là một nghi lễ mang đậm nét văn hóa của người dân tộc ở vùng núi phía bắc của đất nước. Vào ngày 12 tháng giêng âm lịch năm 2013 UBND tỉnh Tuyên Quang và huyện Lâm Bình đã vinh dự đón nhận bằng ghi nhận” lễ hội Lồng Tồng của người Tày” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.