Hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung

Cùng với Thánh Gióng, Tản Viên Sơn Thánh và Mẫu Liễu Hạnh thì Chử Đồng Tử là một vị thánh trong tứ bất tử của người Việt.

Theo truyền thuyết dân gian thì Chử Đồng Tử là con trai của Chử Cù Vân. Hai cha con sống bằng nghề đánh bắt cá ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Hai cha con nhưng chỉ có một manh khố, khi cha mất có căn dặn Chử Đồng Tử giữ lại mà dùng. Vì lòng hiếu thảo của một người con Chử Đồng Tử đã quyết đem mai táng manh khố cùng với cha của mình. Không có quần áo lên chỉ đêm Chử Đồng Tử mới dám ra ngoài đánh bắt cá, còn ban ngày thì lẩn trong các bụi lau hoặc đầm mình trong nước.

Thời ấy cô con gái thứ ba của vua hùng là Tiên Dung tới tuổi cặp kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy. Một hôm, thuyền rồng của nàng đi qua vùng đó, thấy phong cảnh hữu tình liền dừng chân nghỉ ngơi. Lúc bấy,  nghe kèn trống rỗn ràng, Chử Đồng Tử không manh khố che thân bèn ẩn mình dưới cát. Khi thuyền cập bờ Tiên Dung sai người quây màn ở bụi lau để tắm, không ngờ lại chính chỗ Chử Đồng Tử ẩn lấp. Nước xối xuống làm cát trôi ra để lộ dần thân hình của Chử Đồng Tử, thoạt đầu công chúa kinh ngạc, nhưng sau khi hỏi han sự tình, nàng đã gợi ý được lên duyên với chàng.

Sau khi nghe tin con gái mình lấy một kẻ phàm phu tục tử, Vua Hùng giận dữ đuổi nàng khỏi cung điện. Từ đó Chử Đồng Tử và Tiên Dung chung sống cùng với nhau, nhờ tài năng buôn bán mà họ đã chở lên giàu sang nhanh chóng lại học được cả phép thần thông lên họ thường xuyên giúp đỡ nhân dân trong vùng, dạy họ cách làm ăn, trồng trọt, chăn nuôi. Vì thế mà nhân dân rất kính phục, tôn thờ họ. Khi Vua Hùng nghe được tin như vậy, người nổi giận đùng đùng cho rằng họ có ý tạo phản sai quân lính tới đàn áp, nhưng Chử Đồng Tử và Tiên Dung không muốn đối đầu với cha. Trong một đêm mưa gió cuồng phong, tất cả thành trì, cung điện của Chử Đồng Tử và Tiên Dung đều bay lên trời.

Chỗ đất mà vợ chồng Chử Đồng Tử ở bỗng sụt xuống thành một cái đầm người ta gọi là đầm Nhất Dạ Trạch (đầm một đêm), bãi cát đó được gọi là Bãi Tự Nhiên.

Để tỏ lòng thành kính và nhớ ơn hằng năm dân trong vùng tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử, Tiên Dung vào 3 ngày, từ mùng 10 đến 12 tháng 2 âm lịch.

Đến với lễ hội du khách sẽ được cảm nhận một nét văn hóa mang đậm màu sắc dân gian cổ truyền của Việt Nam.

Lễ  hội bao giờ cũng được tổ chức thật linh đình trong phạm vi của nhiều xã ở khu vực huyện Khoái Châu. Trong đó có hai xã chính của huyện Khoái Châu đó là Dạ Trạch và Bình Minh cùng với một xã của huyện Văn Giang.

Lễ khai hội mùng 10 tháng 2 được tổ chức long trọng bằng việc đưa rước kiêu trên bộ của 9 thôn. Đám rước được bắt đầu từ đình làng của mỗi thôn sau đó kiệu rước của mỗi thôn đổ dồn lên đê sông Hồng. Bắt đầu từ Mễ Sở , Văn Giang, khi đi qua mỗi thôn thì sẽ nhập thêm đám rước từ đình làng của thôn đó nhập hội, cứ như vậy cho đủ 9 thôn với quãng đường gần 4km thì tới trung tâm hội chính là đền Đa Hòa. Tương tự như vậy 8 xã khác sẽ phụ trách lễ rước nước từ sông Hồng về đền Đa Hòa. Đây là một trong những nghi lễ được đông đảo người tham gia nhất, bao gồm nhân dân của hai huyện Khoái Châu và Văn Giang cùng với du khách thập phương. Măc dù rất đông như vậy nhưng trong lễ rước không bao giờ xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy mà tất cả mọi người đều thành kính, chậm dãi.

Mở đầu cho đoàn rước là một con rồng dài tầm 20m được thanh niêm, trai cháng trong các làng thay nhau múa theo nhịp trống thúc. Tiếp theo sau là hàng dài các cụ, các bà, các cô, nam thanh nữ tú với trang phục truyền thống khăn xếp áo the, áo tứ thân, tay cầm cờ, tay cầm quạt rực rỡ sắc màu. Vừa đi vừa múa, vừa hát những làn điệu dân gian: múa xin tiền, múa nón, con đĩ đánh bồng rồi đánh phường bát âm… Kiệu rước bao gồm rất nhiều loại khác nhau:  kiệu long đình, kiệu chóe nước, kiệu đặt nón, kiệu “Bế ngư thần quan”, ba kiệu rước Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa, Tây Sa công chúa( e kết nghĩa của Tiên Dung và cũng được se duyên cùng Chử Đồng Tử). Tất cả tạo lên một không khí náo nức, làm cho người xem, du khách  cũng như muốn hòa mình theo dòng chảy của những người đi hội.

Sau lễ khai hội là các hoạt động vui chơi với các trò chơi dân gian vừa mang tính thi đấu giữa trai gái các làng với nhau lại vừa mang đến cho mọi người không khí vui vẻ của ngày hội. Các trò chơi được tổ chức song hành và được bố trì thành từng khu một trong trung tâm hội: Bịt mắt bắt dê, bắt vịt giếng làng, bịt mắt đập bị, kéo co, trọi gà,quăng vòng cổ trai, chơi đu…

Bên cạnh các trò chơi dân gian thì các làn điệu dân ca cũng là một nét đẹp không thể thiếu trong ngày hội. Mặc dù không phải là quan họ Bắc Ninh nhưng người Khoái Châu cũng biết hát quan họ và còn hát rất hay. Với những nam thanh nữ tú, liền anh, liền chị nghiêng nghiêng gốc đa bên giếng nước sân đình họ cất cao giọng hát của mình ghóp vui cho ngày hội thêm sội động, tô điểm cho nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Du khách đến với hội không chỉ thảo mãn bởi được vui chơi, được tận hưởng không khí rộn ràng ngày hội mà còn thoải mãn cả thú mua sắm của mình. Trong trung tâm hội có những góc riêng cho du khách có thể thỏa mái lựa chọn cho mình những món đồ kỉ niệm ý nghĩa, chủ yếu là đồ tự làm của những người dân trong các làng nghề trong vùng. Bên cạnh đó thì du khách còn có thể thưởng thức những món ăn ngon những món truyền thống dân tộc: chè lam, kẹo mạch nha, cốm, chè long nhãn…Thật hiếm có lễ hội nào lại có thể mang lại cho người xem, du khách nhiều giá trị đặc sắc đến như vậy.

Lễ hội Chử Đồng Tử, Tiên Dung dự kiến sẽ là lễ hội mở đầu cho năm du lịch quốc gia 2013 đồng bằng sông Hồng- Hải Phòng. Lễ hội sẽ được tổ chức với quy mô lớn hơn và được dàn dựng một cách hoành tráng, tái dựng lại một thời kì văn hóa, lịch sử, khơi gợi lại những nét đẹp văn hóa truyên thống của dân tộc. Hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách một mùa lễ hội vô cùng đặc sắc và ý nghĩa.

 
Đặt phòng khách sạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *