Người dân ta hay có câu “vắng như chùa Bà Đanh” để ám chỉ các nơi ít người, vắng vẻ. Câu đó được dùng rất nhiều, cả trong thơ ca lẫn trong đời sống hàng ngày. Nhưng mấy ai đã tò mò về nguồn gốc sâu xa của cách nói này chưa? Chùa Bà Đanh có thật không? Và tại sao lại ví von như vậy. Câu trả lời là ngôi chùa này có thật. Chúng ta cùng tìm hiểu một chút về ngôi chùa “nổi tiếng” trong tục ngữ, ca dao này nhé.

Chùa Bà Đanh hay còn gọi là viện Châu Lâm nằm ở trong khu vực trường Chu Văn An, hồ Tây, quận Ba Đình,Hà Nội.Thời Lê Thánh Tông ở đây có trại người Chiêm Thành phục dịch các công thự. Khoảng nên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) đặt viện Châu Lâm để người Chiêm lễ Phật, sau đổi thành chùa. Trong chùa có tượng Bà Đanh (tên gọi của nữ thần người Chiêm).

Do vị trí chùa xa khu dân cư, nên ít người qua lại viếng chùa, lâu dần chùa bị hoang phế. Vì thế dân gian có câu “vắng như chùa Bà Đanh” là vậy.

Chùa Bà Đanh là một trong 4 “ Chùa Bà” nổi tiếng đó là chùa: Bà Đá, Bà Đanh, Bà Tấm, Bà Kiệu. Bốn chùa ấy đều nguy nga, lộng lẫy.
Từ khóa: khách sạn Hà Nội, đặt phòng khách sạn Hà Nội, kinh nghiệm du lịch Hà Nội