Chùa Cầu  – Linh hồn  của di sản thế giới Phố cổ Hội An.

“Ai đi phố Hội Chùa Cầu

Để thương để nhớ để sầu cho ai

Để sầu cho khách vãng lai

Để thương để nhớ cho ai chịu sầu.”

Đến với thành phố nhỏ xinh với mái ngói đỏ tường rêu phong cùng nhịp sống chậm rãi này quý khách đang được chiêm ngưỡng hình ảnh chùa cầu cây cầu được xem là một trong những di tích độc đáo có giá trị lớn về kiến trúc, lịch sử, văn hóa… có một không hai của Quảng Nam và đất nước. Du khách đến tham quan, du lịch, nghiên cứu phố cổ mà không ghé thăm Chùa Cầu coi như thiếu đi một nửa. Hình ảnh Chùa Cầu còn là chứng tích của thời gian trên phố cổ rêu phong, là linh hồn của Di sản văn hoá thế giới – Hội An.

Bắc qua một nhánh rạch nhỏ thuộc địa phận sông Hoài , chùa Cầu đã trở thành biểu tượng của thành phố di sản An đây cũng chính là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến với Hội An. Với chùa Cầu Hội An hàng triệu du khách đã biết loại hình cầu ngói nổi tiếng Việt Nam. Nếu như cầu ngói Thanh Toàn mang đến một cảm giác thanh bình, thư giãn cho chúng ta thì chùa Cầu lại cho chúng ta niềm tự hào khi nhìn thấy hàng ngàn lượt du khách tìm hiểu thích thú với loại hình thượng gia hạ kiều này. Có một điều đặc biệt về cây cầu này đó là nhân dịp lễ kỷ niệm 55 năm ngày hai thành phố kết nghĩa theo Phong trào kết nghĩa Bắc-Nam(12/02/1960 – 12/02/2015), mô hình Chùa Cầu cùng hai trụ biểu được Thành phố Hội An tặng thành phố Thanh Hóa phục vụ nhân dân Thanh Hóa tham quan mô hình của biểu tượng Hội An – Di sản văn hóa thế giới. Đây là phiên bản thu nhỏ với chiều dài 10m, rộng 4m, lòng cầu 2,2m. Bên cạnh cầu cũng có một khóm thờ diện tích 3x3m thờ Bắc Đế Trấn Võ – thần trị thủy hệt nguyên bản chùa Cầu. Cho đến nay thời gian chính xác xây dựng chùa Cầu vẫn chưa được sáng tỏ nhưng với tài liệu sử sách ghi lại thì cây cầu này đã xuất hiện vào đầu thế kỷ XVII. Theo niên đại được ghi ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được xây dựng lai vào năm 1817 ngôi chùa có lẽ cũng được xây dựng vào thời gian này. Ai là người xây dựng chùa Cầu vẫn đang còn được tranh cãi nhưng phần lớn giả thuyết đều nghiêng về các thương nhân Nhật Bản. Chính vì thế mà cây cầu này còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản. Điều đàng chú ý là năm 1719 chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An đã đặt tên cho cầu này là Lai Viễn với hàm ý sẵn sàng đón đợi bạn phương xa đến đồng thời qua tên gọi này chúa Nguyễn muốn tỏ rõ chinh sách kêu gọi thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Lai lịch của chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết con Cù tiếng Nhật Bản là Mamazu một loại thủy quái có đầu ở Ấn Độ mình ở Việt Nam và đuôi ở tận Nhật Bản. Cứ mỗi lần con Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất. Chùa Cầu như một thanh kiếm chắn ngang lưng con Cù chấn iểm bọn thủy quái giữ cho cuộc sống yên bình.

Xem thêm :  Đặt phòng khách sạn tại Hội An

Chiếc cầu làm bằng gỗ trên những trụ cầu bằng gạch đá, dài khoảng 18 m với 7 gian bằng gỗ, cầu có dáng uốn cong mềm mại nhiều họa tiết đẹp, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu.Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều.Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông.Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng phật, phần gian chính giữa có thờ một bức tượng gỗ Bắc Đế Chấn Võ vị thần bảo hộ xứ sở ban niềm vui hạnh phúc cho mọi người. Điều độc đáo kỳ lạ hơn nữa là hai bên đầu cầu có hai cặp tượng chó là linh cẩu và khỉ là thần hậu được thờ đăng đối hai bên đầu cầu.Lý giải về cặp tượng chó và khỉ có người cho rằng đó là cách ghi niên đại của người Nhật đó là khởi công vào năm Thân và hoàn thành vào năm Tuất. Có người lại cho rằng đó là nhưng con vật mà người Nhật cúng bái thờ tự trong nhiều công trình tín ngưỡng từ cổ xưa. Tuy nhiên trong tâm thức của người Hội An chó đá chùa Cầu chính là niềm may mắn , cặp chó đá ngồi trong tư thế sẵn sàng xua đi những rủi do trong cuộc sống canh giữ cuộc sông yên lành. Qua thời gian loại hình kiến trúc cầu ngói không còn được phát triển mạnh mẽ giờ đây những cây cầu ngói không đơn thuần chỉ mang công năng qua lại cho thôn làng , thị xã hơn bị hết những cây cầu ngói đã làm nhân chứng cho các giai đoạn lịch sử quan trọng khác nhau và là hiện thân quý báu cho loại hình kiến trúc độc đáo. Mọi người có thắc mắc gì muốn hướng dẫn viên giải đáp không ạ? Và tiếp theo đây đoàn chúng ta sẽ cùng nhau tham quan điểm dích đặc biệt giá trị tại khu phố cổ này với sự hướng dẫn tham quan của hướng dẫn viên… Chúc mọi người có được những trải nghiệm thú vị và khó quên tại phố cổ Hội An.

Dịch vụ book phòng khách sạn tại : www.vnbooking.com

 
Đặt phòng khách sạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *