Núi Non Nước – nên thơ mà hữu tình

Từng được ví là “cửa biển có non tiên”, từ lâu Núi Non Nước luôn là nguồn cảm hứng cho các thi sĩ:

Nước non Non nước như thơ

Ai về Dục Thúy chẳng ngơ ngẩn lòng

Cúc vàng còn đó, hương nồng còn đây.

Trên thì núi, dưới thì sông.

Vỏn vẹn 4 câu thơ thôi nhưng đủ làm cho du khách tò mò về vẻ đẹp nơi đây rồi đúng không? Hãy để Bogdulich đưa bạn chiêm ngưỡng thêm vẻ đẹp nên thơ mà hữu tình của Núi Non Nước – biểu tượng du lịch của Ninh Bình nhé!

Núi Non Nước có tên cổ là Dục Thúy Sơn, nghĩa là “con chim trả” tắm bên dòng sông nước bạc”, cao trên 100m. Núi nằm ở  phía Đông Bắc thành phố Ninh Bình, toạ lạc trong khuôn viên 2.000m2, là một ngọn núi đẹp nằm ngay ngã ba sông Vân với sông Đáy.

nui non nuoc 2

Hằng trăm năm trước, chân núi bị sóng biển bào mòn, khoét thành một hõm sâu, từ xa nhìn lại, núi giống như một mái hiên hình vòm cuốn che rợp cả một khoảng sông xanh. Đây trở thành điểm tránh mưa cho tàu thuyền trên sông.

Dưới chân núi là chùa Non Nước – một ngôi chùa cổ kính đã có hàng trăm năm tuổi, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, dưới đời vua Lý Nhân Tông. Chùa được xây dựng bằng đá, mái cong. Năm 2006, chùa được tu bổ khang trang hơn những vẫn giữ được vẻ thiêng liên trầm mặc. Mỗi năm chùa đón hàng nghìn lượt du khách du lịch trong và ngoài nước về tham quan, chiêm bái. Từ chùa phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thanh bình, yên ả của làng quê.

chùa non nước

Phía Tây núi Dục Thúy là đề danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu. Ông là người có công đầu phát triển và khai thác vẻ đẹp của Núi Non Nước. Đền có kiến trúc xây dựng theo kiểu chữ Đinh, gồm có ba gian bái đường và hai gian hậu cung, hai tầng mái lợp bằng ngói, các góc có các đầu đao cong vút lên. Nhìn chính diện rìa mái cuộn lên ở hai đầu tự như một chiếc thuyền rồng đang du ngoạn giữa cảnh trời non nước biếc.

Phía Đông có chùa Non Nước thờ Phật và Mẫu được xây dựng băng đá với kiến trúc cổ vào đời vua Lý Nhân Tông.Trong thời kỳ này tháp Linh Tế cũng được xây trên đỉnh núi, trải qua mưa nắng tháp bị đổ, đến thời Trần Hiến Tông, nhà Sư Trí Nhu đã xây dựng lại tháp Linh Tế. Các vua nhà Hậu Lê cũng đặt hành cung ở trên núi này để đến nghỉ ngơi.

Muốn lên đỉnh Núi Non Nước du khách phải bước qua 72 bậc đá chia làm 5 cấp. Càng lên cao không khí càng trở nên trong lành, thoáng đãng, tạo cho con người như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cối xanh tươi, giữa đỉnh núi là Nghinh Phong Các được xây dựng từ thế kỳ XIV, thuận tiện cho du khách nghỉ ngơi và thưởng ngoạn phong cảnh. Đứng trên núi, du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh núi Ngọc Mỹ Nhân (núi Cánh Diều) nằm cách đó không xa hoặc phóng tầm mắt bao quát toàn bộ thành phố Ninh Bình đang trên đường đổi mới và phát triển.

nghinh phong các NB

Núi Dục Thủy còn là một nhân chứng lịch sử, một minh chứng cho tinh thần quật cường của quân và dân ta. Tại đây vào thời nhà Đinh, Hoàng hậu Dương Vân Nga đã trao áo long bào cho tướng quân Lê Hoàn cầm quân đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống lần thứ nhất, làm nên chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc.

Tham khảo: Khách sạn Ninh Bình

Bản giao hưởng của non và nước nơi đây đã, đang và mãi mãi là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của các nhà văn, nhà thơ và là điểm đến lý tưởng cho du khách.

 
Đặt phòng khách sạn

3 comments

  1. đứng trên núi ngắm cảnh thì tuyệt cú mèo nhỉ

     
  2. Non nước hữu tình quá

     
  3. Hồ nước xanh thế

     

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *