Khi nghe đến cái tên tôi cứ ngỡ như là một di tích kỳ vỹ nào đó trên thế giới, nhưng thật không thể ngờ được nét đẹp kỳ vỹ đó lại mới được phát hiện ở Việt Nam. Hồ “treo” trên sông ngầm trong hang động của Phong Nha Kẻ Bàng nằm ở tỉnh Quảng Bình. Cứ tưởng, động Phong Nha dường như đã được khám phá hết, nhưng kỳ thực, nó hoàn toàn chưa được hiểu hết. Hành trình vào với hồ “treo” đã tận thấy rất nhiều kiệt tác của địa mạo địa chất được nước khuất phục một cách ngoạn mục.
Sông Son có hai nguồn nước, một lấy từ lưu vực Chày ở hang Tối và suối nước Mọoc, nguồn khác chảy ra từ động Phong Nha. Từ cửa hang Phong Nha, đi sâu 1500m là nơi được đặt tên “Chiều sâu bí ẩn”. Ở phía đó, không có đèn, tất thảy đều bị ánh sáng tối ngự trị. Phía cuối của “Chiều sâu bí ẩn” là động Huyền Không, chúng tôi theo thuyền độc mộc đi vào, đúng ngay mét đá đầu tiên của Huyền Không là dòng sông “biến mất”, nó lặn xuống dưới một phiến đá khổng lồ cả mấy ngàn mét vuông, đi hết phiến đá, con sông ngầm lộ mình một đoạn vài mét, và lặn sâu mất dạng.
Các chuyên gia hang động từng thú thật là không biết nguồn nước của hang Phong Nha bắt nguồn từ đâu, nhưng những năm gần đây, đặc biệt là bắt đầu từ trận siêu lũ lịch sử năm 2010, họ dần vén được bức màn bí ẩn, nguồn nước của nó là sông Trà Ang lấy nguồn gốc từ Lào chảy về. Nhưng câu hỏi của chúng tôi đặt ra là vì sao trong động Phong Nha lại có hồ “treo” trên sông ngầm là một điều bí ẩn. Nhưng những bằng chứng của nước và hiểu biết của đoàn khảo sát địa phương đã giải thích rằng, nguồn gốc của hồ “treo” cũng chính là nước, đúng hơn là từ hàng tỷ tỷ trận lũ của hàng trăm triệu năm trước đã tạo ra chiếc hồ kỳ lạ này.
Chính các nhà khoa học của Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh giải thích, những hang động khổng lồ ở Phong Nha-Kẻ Bàng chính là những nơi thoát nước tự nhiên của vô số cơn lũ khổng lồ. Dòng chảy của lũ giúp bào mòn đá, và nhiều hang động, sau các trận lũ, nước rút đi sẽ để lại những chiếc hồ trong lòng hang động. Nhưng với Phong Nha, hồ “treo” là một kiểu cách khác của dòng lũ tạo ra.
Và điều đặc biệt nữa là Chuyến khảo sát địa phương trước đây chừng mười ngày, những thợ lặn kể, nơi sâu nhất lên 50m khi họ buộc đá vào một dây thừng và thả xuống xác định độ sâu. Họ cũng lặn xuống hồ và thấy cả một cá thể cá chình mà với họ, trong hang động vùng Phong Nha-Kẻ Bàng đều thấy quen, bởi cá chình trong khu vực nhiều vô kể. Khi chúng tôi đặt chân đến, một số thợ lặn được đi theo cũng phát hiện một loài cá trắng muốt toàn thân, đèn pha dọi vào nó bị lóa mắt và nổ hai hốc mắt.
Cho dù là hồ nước như thế nào, thì nó nằm ở vị thế “treo” so với sông ngầm cho thấy các kiến tạo địa chất là đa dạng và dồi dào. Bàn tay của tạo hóa luôn uyển chuyển hơn sức tưởng tượng của con người. Và đó chính là kiệt tác mới của hang động Phong Nha từng được mô tả mấy chục mét đầu tiên từ hàng trăm năm trước qua sách vở địa chí, bây giờ đây là phần mới nhất vừa được khám phá vào đầu thập kỷ thứ hai của thể kỷ 21, một khám phá thú vị.