Bánh mì Việt Nam – Một đặc trưng của mỗi vùng miền

Banh-Mi-Baguette
Bành mì Pháp Baguette

Từ những năm 1960 đến 1970, với số lượng người Pháp sinh sống đông đảo tại Sài Gòn, bánh mì Pháp đã được giới thiệu đến với người Việt Nam. Để phù hợp với nền ẩm thực của mình, bánh mì Pháp đã được người Việt thay đổi: bớt đặc ruột, vỏ bánh giòn hơn, chiều dài của bánh vừa ăn hơn. Tránh nhàm chán, người dân còn kết hợp thêm với rau, thịt một cách hợp lý. Dần dần, bánh mì được phổ biến trên khắp mọi vùng miền của đất nước. Đây cũng chính là nguồn gốc của bánh mì Việt Nam ngày nay. Nhưng trên thực tế, tại mỗi vùng miền người dân lại có gu ẩm thực khác nhau. Do đó, bánh mì ở mỗi vùng miền lại được kết hợp khác nhau và ngày càng có thêm nhiều loại mới.

Sài Gòn

banh-my-1
Bành mì kẹp thịt truyền thống

Nhắc đến bánh mì Sài Gòn, đầu tiên chúng ta phải kể đến bánh mì kẹp thịt truyền thống với nhân được kết hợp bởi pate, bơ dầu, jambon, chả lụa, đồ chua, dưa leo và rau thơm. Loại bánh này hấp dẫn người dân bởi những nguyên liệu được “Việt hóa” nhẹ nhàng và hợp khẩu vị. Phần đồ chua giòn giòn, mán mát tạo nên độ cân bằng với phần nhân thịt mỡ màng.

Bên cạnh đó, cùng với ổ bánh mì ngoài giòn trong mềm, người dân Sài Gòn đã tạo nên rất nhiều loại bánh biến tấu khác nhau. Trong đó đặc biệt phải kể đến bánh mì bì. Được kết hợp với nước mắm, thính, hành tỏi một cách hài hòa và thường được đi kèm với nước tương hoặc nước sốt riêng do từng cửa hàng chế biến, bánh mì bì đã chinh phục được dạ dày của mọi người dân sinh sống đất Sài Gòn.

banh-mi-bi
Bành mì bì

Xem thêm: Món ngon Sài Gòn

Với nguyên liệu sẵn có của mỗi cửa hàng và sở thích cá nhân của mỗi vị khách, bánh mì đã có thêm hàng trăm công thức khác nhau. Bánh mì xíu mại kết hợp giữa nhân thịt mọng nước và vỏ giòn rụm, bánh mì thịt heo quay giòn tan sần sật từ trong ra ngoài, hay bánh mì phá lấu thơm nức mũi… đều tạo nên sự đa dạng đặc trưng cho bánh mì Sài Gòn.

Đà Lạt

Bành mì xíu mại ở đâu cũng có nhưng đặc biệt ngon và ấn tượng phải kể đến Đà Lạt. Trong mỗi chén nhỏ sâu lòng đều chưa đầy nước súp, được cho thêm các viên xíu mại, chả que, da heo… Cái vị ngọt từ xương kết hợp với sự cay nồng của ớt trong nước súp được rưới trong bánh tạo nên sự thích thú cho du khách trong tiết trời se se lạnh của vùng đất cao nguyên này.

banh-mi-xiu-mai-da-lat
Bánh mì xíu mại

Nha Trang

Về với vùng biển, bánh mì cũng được thay đổi ít nhiều cho phù hợp với người dân nơi đây. Tại Nha Trang, nó nổi tiếng bởi không có chút bơ này, vỏ giòn và rỗng ruột hơn bánh mì gốc tại Sài Gòn. Không có bơ nên ít ngán hơn so với các loại bánh mì khác. Chỉ cần chấm sữa hoặc ăn không cũng đã có thể cảm nhận được vị ngon của bánh. Đồng thời, nó cũng được kết hợp với đủ loại nhân kẹp và đồ chấm khác nhau.

banh-mi-cha-ca
Bánh mì chả cá

Trong số những bánh mì vùng biển, đặc biệt nhất phải kể đến bánh mì chả cá – loại bánh đặc trưng của nơi này mà không đâu sánh được. Một chút nước chấm rau bò, bò kho hay nấu tiêu cũng tạo nên được vị ngon khó cưỡng của bánh mì này.

Xem thêm: 6 món ăn độc đáo nên thưởng thức ở Nha Trang

Hội An

Ở phố cổ Hội An, nhắc đến bánh mì là người ta nghĩ ngay đến bánh mì Phượng do lẽ nơi này đã quá nổi tiếng và quen thuộc với người dân trong và ngoài nước.

banh-mi-phuong
Bánh mì Phượng

Điểm đặc biệt của bánh mì Phượng đầu tiên phải kể đến vỏ bánh: cứng và giòn hơn so với bánh ở Hà Nội hay Sài Gòn. Kế đến là 3 loại nước sốt được kết hợp hoàn hảo mà chỉ có tại cửa hàng bánh mì Phượng. Cuối cùng chính là việc kết hợp các loại rau thơm. Tất cả trợ giúp nhau rất hài hòa và hợp lý.

Xem thêm : Đặc sản Hội An

Hà Nội

Với điều kiện khí hậu 4 mùa cùng những đặc trưng rất riêng, bánh mì Hà Nội lại được biến tấu đa dạng theo thời tiết. Những ngày giá rét mùa đông, những thứ ấm nóng như nem nướng, khoai nướng, nem chua rán… đều được tận dụng để tạo ra những loại bánh đảm bảo “không đụng hàng”.

Bên cạnh đó không thể không nhắc đến bánh mì áp chảo cùng với đầy đủ pate, bít tết, trứng ốp la… được để sẵn trên chiếc chảo gang luôn luôn nóng rực. Được biến tấu từ món bít tết kiểu Tây đắt đỏ, các hàng quán vỉa hè Hà Nội đã thật sự biến món ăn này thành món ăn bình dân được ưa chuộng.

Xem thêm: Ẩm thực đường phố Hà Nội

banh-mi-ap-chao
Bánh mì áp chảo

Hải Phòng

Tại Hải Phòng, không thể không kể đến bánh mì cay, loại bánh vừa nhỏ vừa dài với giá thành vô cùng rẻ đã trở thành thương hiệu của riêng nơi này.

banh-my-cay-hai-phong
Bánh mì cay Hải Phòng

Lời kết:

Mỗi vùng miền trên đất nước lại có cách chế biến khác nhau với từng loại bánh mì vì thế dù đến bất cứ đâu, bạn cũng sẽ cảm nhận được những hương vị khác nhau không thể lẫn đi bất kỳ nơi nào khác. Bánh mì vẫn đang trên con đường phát triển của nó cùng với các công thức mới được ra đời mỗi năm. Có lẽ, trong thời gian sắp tới khó có món ăn nào vượt qua được nó.

 
Đặt phòng khách sạn

6 comments

  1. ^^ ngon ngon, sáng nào mình cũng ăn bánh mì mà không biết chán

     
  2. Đang đói nhìn cái này chịu hết nổi 😀

     
  3. Ngon quá, nhìn mà thèm. loại nào mình cũng thích cả. ăn nhiều nên giờ người cũng như cái bánh mì roài

     
  4. huhu.nhìn hình ảnh thôi cũng thấy cứ bị ngon ý.

     

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *