Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám chiếm một khu đất khá rộng: dài 350m, rộng từ 60-70m. Bao bọc bởi 4 phố: phía Bắc phố Nguyễn Thái Học; phía Nam: phố Quốc Tử Giám; phía Đông: phố Văn Miếu và phái Tây: phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội.

van-mieu-quoc-tu-giam-nhin-tu-tren-cao
Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhìn từ trên cao

Phía trước Văn Miếu có hồ lớn, gọi là Văn Hồ (xưa gọi là Thái Hồ), dần bị lấn hẹp lại. Giữa hồ có gò Kim Châu, có lầu ngắm cảnh. Phía ngoài cổng chính của Văn Miếu có 4 cổng. Xung quanh xây tường cao bằng gạch mộc. Cổng Văn Miếu xây theo kiểu tam quan. Trên cổng có 3 chữ Hán “Văn Miếu môn”.

cong-van-mieu-quoc-tu-giam
Văm Miếu môn

Khu Văn Miếu chia làm 5 khu vực, mỗi khu vực có tường ngăn, có cổng đi lại. Khu đầu tiên từ Văn Miếu môn đến Đại Trung môn. Bên phải Đại Trung Môn là Thành Đức môn, bên trái Đại Tài môn.

cong-Dai-trung-mon
Cổng Đại Trung môn

Khu thứ hai từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các. Gác Khuê Văn Các là một gác nhỏ có 8 mái, bốn phía cửa tròn, xung quanh có câu đối. Bên phải tường là Bia Văn môn, bên trái Súc Văn môn, dẫn vào khu nhà bia tiến sĩ.

khue-van-cac
Khuê Văn Các

Khu vực 3 gồm có giếng Thiên Quang (Thiên Quang tỉnh) là hồ nước lớn, hình vuông, hai bên là nhà bia tiến sĩ. Hiện số bia chỉ còn lại 82 tấm. Nhiều bia bị thất lạc.

bia-tien-si
Các bia Tiến sĩ được đặt trên lưng rùa đá

Khu vực 4 là khu chính của Văn Miếu, gồm hai toàn đền: Phía trong thờ Khổng Tử, Từ Phối…có tượng Khổng Tử, Từ Phối và bàn thờ bái vị. Tòa ngoài là Bái đường.

Gian giữa bái đường có bức hoành phi với 4 chữ “Vạn Thế sư biểu” (tiêu biểu đạo làm thầy muôn đời) do vua Khang Hy (1662 – 1722) nhà Mãn Thanh tự tay viết tặng sứ thần Việt Nam để cúng tiến vào Văn Miếu.

khong-tu
Bàn thờ Khổng Tử

Trước Bái đường có sân rộng, phía ngoài là Đại Thành môn. Hai bên tả ,hữu là Ngọc Châu Môn và kim Thành môn. Hai bên sân bái đường là tả, hữu vụ. Mỗi dãy 9 gian. Xưa để thờ thất thập nhị hiền (72 học trò của Khổng Tử) và các danh nho Việt Nam: Chu Văn An, Trương Hán Siêu…

Bai-duong
Bái đường

Khu Vực 5 là khu đền Khải Thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nay chỉ còn vết tích nền điện. Khu này chính là Quốc Tử Giám, hoặc Quốc Tử Viện hay Thái học đường ngày trước, nới đào tạo các nhân tài của đất nước trước đây trong đó có những nhà kiệt xuất: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm,…

Văn Miếu – Quốc Tử Giám vinh dự được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2013.

Xem thêm: Khách sạn gần Văn Miếu

Từ khóa: Khách sạn Hà Nội, đặt phòng khách sạn Hà Nội, kinh nghiệm du lịch Hà Nội

 
Đặt phòng khách sạn

2 comments

  1. bai viet rat hay, minh da co co hoi toi day 1 lan, mong co the tro lai 1 ngay khong xa

     
  2. bai viet rat hay, minh mong se co co hoi tro lai Quoc Tu Giam trong 1 thoi gian khong xa

     

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *