Khám phá xứ sở huyền thoại trên đỉnh núi Langbiang

Đà Lạt là một trong những điểm du lịch để lại trong lòng mỗi người đến đây nhiều ấn tượng, nơi đây sở hữu nét đẹp rất riêng, không bị lẫn vào nơi nào khác. Đà Lạt là xứ mộng mơ, nên thơ những cũng đầy kiêu sa, lãng mạn. Ẩn chứa vô vàn chuyện tình yêu đôi lứa, chuyện tình chàng K’lang và nàng H’biang hẳn là câu chuyện đẹp nhất của thành phố ngàn hoa này.

langbiang 3

         Núi Langbiang được ghép lại từ tên của K’lang và H’biang như minh chứng cho huyền thoại tình yêu của hai người.

langbiang 2

Địa điểm núi Langbiang

Núi Langbiang nằm cách trung tâm Đà Lạt 12km về phía bắc thuộc địa phần huyện Lạc Dương. Là một điểm thăm quan du lịch hấp dẫn của thành phố, nơi đây được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt.

Langbiang còn được gọi là Núi Mẹ, gồm hai ngọn có độ cao 2.124m và 2.167m. Với độ cao hùng vĩ như vậy, đỉnh Langbiang sẽ là thử thách thú vị cho những ai tham gia leo, chinh phục đỉnh núi.

langbiang

Truyền thuyết của dân tộc K’Ho

Phía chân núi Langbiang là nơi sinh sống của người đồng bào dân tộc K’Ho, nơi đây lưu giữ nhiều nét văn hóa của người đồng bào bản địa. Văn Hoa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO Việt Nam công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.

van hoa cong chieng tay nguyen

            Huyền thoại tình yêu

Người đồng bào dân tộc K’Ho nói riêng và người dân Đà Lạt nói chung bao đời nay đều đã được nghe kể về câu chuyện tình yêu huyền thoại của đôi trai tài gái sắc K’lang và H’biang. Chuyện kể rằng:

“Chàng K’lang là con tù trưởng bộ tộc Lạch còn người con gái tên Biang, con tù trưởng bộ tộc Chil. Nhà cả hai ở dưới chân núi , họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng hái quả. H’biang gặp nạn và chàng K’lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Một lần gặp gỡ nhưng cả hai đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa hai tộc người mà H’biang không thể lấy K’lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau. Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một nơi trên đỉnh núi để sinh sống. Khi H’biang bị bệnh, K’lang tìm mọi cách chữa trị nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng.

Kết thúc câu chuyện, H’biang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’lang. Đau buồn khôn xiết, K’lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn. Sau cái chết của hai người, cha Biang rất hối hận, đứng ra thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K’Ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau.”

Dân làng nơi đây đã ghép tên hai người làm tên ngọn núi, như một cách tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.

K'lang - H'biang

“Chuyện xứ Langbiang”

Núi Langbiang hùng vĩ còn là nơi khởi nguồn cảm hứng của bộ truyện dài cho thiếu nhi nổi tiếng “Chuyện xứ Lang Biang” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Câu chuyện kể về chuyến phiêu lưu kỳ thú của hai nhân vật chính Nguyên và Kăply bị lạc vào xứ phù thủy Lang Biang. Tuy được đặt vào bối cảnh là thế giới phù thủy đầy huyền bí nhưng tên của các nhân vật lại mang đậm màu sắc Tây Nguyên. Bộ truyện ra đời đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ phía độc giả.

Khu du lịch Libiang ngày nay

Ngày nay, khu du lịch Langbiang đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi sự đa dạng và phong phú động thực vật. Có nhiều loại hình hấp dẫn như: leo núi, cắm trại, nghiên cứu văn hóa dân tộc và sinh thái.

khu du lich langbiang

Trên đỉnh núi, ban quản lý khu du lịch đã cho dựng lên bức tượng đôi trai gái tên K’Lang và Biang đứng bên nhau như chứng nhân với du khách đến nơi đây, được nghe, được cảm nhận tình yêu của họ.

Giá vé vào cổng Langbiang: 10.000VNĐ/ khách

Dịch vụ xe Jeep leo đỉnh Labiang: 240.000VNĐ/ xe (xe 6 chỗ)

xe jeep langbiang

Khám phá đỉnh núi Langbiang

leo dinh langbiang

Khi định chinh phục đỉnh núi Langbiang du khách có hai sự lựa chọn:

Lựa chọn 1: Chinh phục đồi Ra đa (độ cao 1929m).

Tuyến đường được rải nhựa, dài 6 km. Có thể đi bộ hoặc thuê xe Jeep lên đỉnh đồi. Thời gian trung bình để lên tới đỉnh đồi: đi bộ 1,5 – 2h, đi xe Jeep 15ph.

Lựa chọn 2: Chinh phục đỉnh Núi Bà – Langbiang (độ cao 2167m)

Thời gian trung bình để tới đỉnh núi là 3h. Thời gian từ đỉnh núi xuống chân núi là 2h.

Phần 1: Từ cổng khu du lịch lên trạm kiểm soát vườn quốc gia Bidoup Núi Bà

Có 2 con đường để đến trạm kiểm soát:

– Đi theo đường nhựa mà xe Jeep dùng để vận chuyển hành khách đến đồi Ra đa, đi khoảng 3- 4km đến ngã 3 có trạm kiểm soát của vườn quốc gia thì rẻ phải vào con đường mòn.

– Không vào cổng của khu du lịch mà men theo con đường mòn bên phải cổng, bên đường có thể nhìn thấy một vài ngôi nhà và đất canh tác của đồng bào bản địa. Sau đó đi vào rừng thông, theo con đường mòn hướng đến trạm kiềm soát (lưu ý: đường dốc, có nhiều đoạn bị mất dấu – có thể bị lạc).

leo nui langbiang

Phần 2: Từ trạm kiểm soát đến đỉnh Núi Bà – Langbiang

Đi theo con đường mòn. Đường mòn khá rõ ràng. Trên đường đi có thể thấy được sự phân bố của thực vật thay đổi theo độ cao. Du khách sẽ đi ngang qua rừng thông, rừng già, cây đại thụ, v.v. Tuyến đường này là đường mòn không thể đi xe được.

Ngoài ra ban quản lý vườn quốc gia Bidoup Núi Bà cung cấp dịch vụ hướng dẫn viên dẫn đường và thuyết minh về sự đa dạng sinh học của vườn quốc gia.

 
Đặt phòng khách sạn

4 comments

  1. mình rất thích leo núi, cơ sức kém :v
    muốn thử thách một lần xem sao 🙂

     
  2. Langbiang lờ mờ ẩn hiện trong sương vs mây, nhìn thích thế 😛

     
  3. Toàn mây với sương -_- lên núi đi mệt chết :v

     
  4. @đức khương leo núi là thú vui rất chi là tao nhã đó bạn.
    Nếu không leo được bạn có thể thuê xe jeep để leo núi cơ mà :3
    Lên đấy mới thấy thích thú dư nào =))

     

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *