Lễ hội chọi trâu ăn sâu vào tiềm thức người dân Hải phòng

Hàng năm đến hẹn, người dân khắp nơi lại rộn ràng đổ về quận Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng) tham dự lễ hội chọi trâu, một lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của nền văn minh lúa nước miền châu thổ Bắc bộ gắn với tục thờ thủy thần và tục hiến sinh, nhưng cao hơn cả là việc đề cao tinh thần thượng võ và tính nhân văn sâu sắc của người dân vùng biển Đồ Sơn.

Đặc biệt năm nay, trong bối cảnh thành phố Hải Phòng chuẩn bị Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013 mà lễ hội Chọi Trâu là một trong chuổi điểm hoạt động chính của năm du lịch.

ng

Nguồn gốc lễ hội :

Cho đến nay, chưa thấy một tài liệu hay chứng cứ cụ thể nào đề cập đến lịch sử hình thành lễ hội Chọi Trâu. Theo truyền thuyết và thần tích, đã từ rất lâu vào lúc Đồ Sơn vẫn còn là một vùng đất hoang vu và con người hãy còn bất lực trước thiên nhiên, có một nhóm ngư dân ở bể Thần Hóa bị bão làm trôi dạt vào chân núi Tháp và họ chỉ biết trông chờ vào sự phù hộ của các vị thần linh.

le hoi troi trau o hai phong 2

Một hôm đúng dịp rằm tháng Tám, họ chợt nhìn thấy trên biển có vòng hào quang lớn, ở giữa là một cụ già râu tóc bạc phơ đang ngắm nhìn đôi Trâu chọi nhau trên sóng nước.

Tin rằng đã được thần linh phù trợ nên sau khi trở về họ liền lập đền thờ, đặt tên theo duệ hiệu thần là “Điểm Tước Đại vương”. Họ còn mua Trâu về mổ để tế thần nhưng khi đi qua đình, hai con Trâu bỗng quay đầu chọi nhau quyết liệt. Cho rằng thần rất thích xem chọi Trâu nên người dân Đồ Sơn đã tổ chức chọi Trâu hàng năm để tế thần (!)

Tuy có nhiều truyền thuyết về lễ hội và mỗi truyền thuyết đều gắn với một sự tích kỳ bí khác nhau nhưng có một điểm chung nhất: hội Chọi Trâu là mỹ tục hào hùng mang tinh thần thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm độc đáo của người dân vùng biển Đồ Sơn.

le hoi troi trau o hai phong 3

Ở Đồ Sơn còn có câu thành ngữ “Trống mọi làng cùng đánh, Thánh mọi làng cùng thờ” để nói lên rằng, người Đồ Sơn gắn lễ hội Chọi Trâu cùng với việc thờ Thành hoàng làng nhằm tưởng nhớ công ơn các vị thần bảo hộ, duy trì kỹ cương làng xã, cầu mong những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, người khang vật thịnh…, vì vậy mà ngày hội càng trở nên thiêng liêng và mang ý nghĩa đặc biệt đối với người dân nơi đây.

CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN – TỪ LỄ ĐẾN HỘI

Theo định lệ, hàng năm cứ vào ngày 9 tháng Tám âm lịch là Đồ Sơn lại mở hội Chọi Trâu. Để chuẩn bị cho ngày chính hội trước đó đã có kỳ đấu loại vào ngày 6 tháng Tám âm lịch để chọn ra những Trâu xuất sắc nhất vào trận đấu chung kết. Ngày 24-9-2012, tại sân vận động trung tâm quận Đồ Sơn đã diễn ra vòng chung kết Lễ hội Chọi Trâu truyền thống Đồ Sơn – 2012 với 16 Trâu vào trận, thu hút hơn 30.000 lượt khách tham gia.

 

troi trau do son

Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Mở đầu là điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la…

uo

Những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng, có lúc phất tròn như dải lụa quấn lấy thân người, lúc dàn theo hình thế trận, từ bên tả qua bên hữu, lúc lại đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến, thể hiện sự dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi. Theo các lão làng, tiếng trống, tiếng thanh la có tác dụng tạo không khí trong sân bãi, thúc giục các “ông trâu” thi đấu thật quyết liệt.

 
Đặt phòng khách sạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *